Tháng 9 năm ngoái, Đăng kiểm LR đã cấp phê duyệt nguyên tắc (AIP) cho tập đoàn Samsung Heavy Industries (SHI) về thiết kế tàu chở dầu sử dụng nhiên liệu amoniac.
Dự án tàu chở dầu chạy bằng amonia
Cơ quan Quản lý hàng hải và cảng Singapore (MPA) và tập đoàn phân bón khổng lồ Yara International đã trở thành hai đối tác mới nhất của dự án phát triển chung tàu chở dầu chạy bằng nhiên liệu amoniac (JDP), cùng với các đối tác hiện có của dự án là Tập đoàn Năng lượng MISC, Đăng kiểm Lloyd's Register (LR), Tập đoàn công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries (SHI) và Nhà sản xuất động MAN Energy Solutions (MAN). Các đối tác của JDP cũng đã công bố tên cho liên minh mở rộng là Sáng kiến Castor (The Castor Initiative).
Thông qua quan hệ đối tác, Yara sẽ làm việc cùng với MISC, LR, SHI và MAN để phát triển công nghệ đẩy tàu sử dụng nhiên liệu amoniac, kết hợp với kinh nghiệm của MPA với tư cách là Chính quyền Hàng hải của trung tâm cung ứng nhiên liệu hàng hải và quốc gia tàu mang cờ quốc tịch, để thu thập thông tin chi tiết về các vấn đề an toàn và quy trình xử lý khí amonia cũng như tiếp cận với năng lực nghiên cứu ở Singapore.
"Việc bổ sung MPA và Yara có nghĩa là liên minh, đã được công bố lần đầu tiên vào tháng 01/2020, hiện đã có đại diện hoàn chỉnh từ tất cả các lĩnh vực của hệ sinh thái hàng hải. Kinh nghiệm và chuyên môn của mỗi đối tác sẽ là trung tâm cho sự thành công của sáng kiến - từ khi hình thành đến hiện thực hóa dự án", Liên minh JTP thông báo.
Năm ngoái, Yara đã hợp tác với tổ chức phát triển năng lượng Ørsted của Đan Mạch trong việc phát triển một dự án tại Hà Lan nhằm thay thế hyđrô hóa thạch bằng hyđrô tái tạo trong sản xuất amoniac.
"Ủng hộ vai trò tiềm năng của amoniac trong quá trình chuyển đổi năng lượng, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác chuỗi giá trị để tạo ra vận tải biển không phát thải bằng cách sử dụng amoniac làm nhiên liệu hàng hải", ông Magnus Ankarstrand - đại diện của Tập đoàn Yara nói.
"Khử cacbon vẫn là một ưu tiên hàng đầu đối với lĩnh vực hàng hải, không chỉ ở Singapore mà trên toàn cầu. Là một trung tâm trung chuyển hàng hóa và cung ứng nhiên liệu hàng hải, chúng tôi cam kết đáp ứng các mục tiêu khử cácbon IMO 2030/2050. Chúng tôi cũng mong muốn được hợp tác với các đối tác có cùng chí hướng để hỗ trợ phát triển và thử nghiệm các nhiên liệu biển thay thế trong tương lai như amoniac", Giám đốc điều hành MPA - bà Quah Ley Hoon cho biết.
Tháng 9 năm ngoái, Đăng kiểm LR đã cấp phê duyệt nguyên tắc (AIP) cho tập đoàn Samsung Heavy Industries (SHI) về thiết kế tàu chở dầu sử dụng nhiên liệu amoniac, một dự án mang tính bước ngoặt đang được thực hiện với hãng tàu hàng đầu của Malaysia, Tập đoàn Năng lượng MISC và nhà sản xuất động cơ MAN Energy Solutions.
Về lựa chọn cung cấp nhiên liệu cho các tàu chạy bằng khí amoniac, mới đây đã có thông báo từ Đan Mạch về hãng tàu Maersk và hãng phà biển hàng đầu thế giới DFDS đã ký cam kết với tư cách là người ủng hộ dự án nhà máy sản xuất amoniac xanh lớn nhất châu Âu.
Nguồn: http://www.vr.org.vn/