Kinh tế vận tải biển

Tên ngành: Kinh tế vận tải

Tên chuyên ngành: Kinh tế vận tải biển 

Trình độ: Đại học chính quy

Thời gian đào tạo: 4 năm



1.1. Giới thiệu chương trình

Chương trình đào tạo Kinh tế vận tải biển do Khoa Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thẩm định và ban hành. Chương trình có tham khảo các chương trình của các trường đại học trong và ngoài nước. Chương trình được định kỳ rà soát, cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với sinh viên tốt nghiệp cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Người học khi tham gia chương trình được đào tạo không chỉ về kiến thực mà còn được rèn luyện cả về kỹ năng, thái độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như một số yêu cầu quốc tế khác đối với năng lực của người lao động trong thế kỷ 21.



1.2. Thông tin chung về chương trình

Tên chương trình: CTĐT cử nhân Kinh tế vận tải biển

Cơ quan/Viện trao bằng cấp: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Các đơn vị tham gia giảng dạy: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Chứng nhận chuyên môn: Bằng đại học

Học vị sau tốt nghiệp: Cử nhân

Mô hình học tập: Toàn thời gian

Tổng số tín chỉ: 130

Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Thời lượng đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)

Website: http://vimaru.edu.vn

Cập nhật lần cuối: Tháng 9/2023



1.3. Triết lý giáo dục

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”.



1.4. Nhiệm vụ/sứ mạng của chương trình

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế nói chung và cho ngành vận tải biển của quốc gia nói riêng.



1.5. Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế vận tải biển. Những người tốt nghiệp chương trình này có khả năng triển khai, vận hành được các phương án khai thác trong lĩnh vực kinh tế vận tải biển; năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường làm việc, có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.



1.6. Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên của phòng ban chức năng như Phòng kinh doanh, Phòng khai thác, Phòng kế hoạch, Phòng Marketing, Phòng tổ chức, Phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng hoặc Trợ lý cho nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý về vận tải biển. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại:

• Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển;

• Các doanh nghiệp vận tải biển;

• Các doanh nghiệp cảng biển;

• Các công ty cung cấp dịch vụ logistics;

• Các công ty giao nhận, đại lý, môi giới tàu biển.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

• Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế

• Có khả năng trở thành các nhà quản lý trong các doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp cảng biển, …

• Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập sau đại học tại Việt Nam và Quốc tế.